Mô tả Chùa_Tứ_Thiên_Vương

Sơ đồ chùa

Ngôi đền được xây dựng phỏng theo các ngôi chùa cùng thời ở Trung Quốc.

  • Đi qua "Trung môn" (中門, Chūmon) du khách sẽ đi qua một lối hành lang bao quanh khu vực chính điện. Các cột trụ trên hành lang này đều có những đường gờ dọc cột (Entasis), một đặc điểm khá đặc trưng của thời bấy giờ. Trung môn cũng được gọi là Nhân môn (仁門, Niōmon), được đặt tên theo hai vị hộ pháp Nhân Vương (仁王) đứng canh hai bên. Với chiều cao 5,3 m, hai bức tượng này là hai bức tượng hộ pháp lớn thứ hai Nhật Bản, chỉ sau mỗi tượng hộ pháp tại Đông Đại tự ở Nara. Người đã chế tác ra hai bức tượng này dựa trên nguyên bản của nó là thiền sư Matsuhisa Hōrin (1901–1987).

Tiếp đến là:

  • Toà tháp 5 tầng (b), tên là Ngũ Trùng tháp (五重塔, Gojū-no-tō) cao 29,2 m,
  • Kim đường (c) (金堂, Kondō), có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đang ngồi
  • Giảng đường (d) (講堂, Kōdō), được tích hợp vào cánh phía bắc của chùa, thờ A-di-đà Như Lai (阿弥陀如来, Amida Nyorai)

Nếu đi từ hướng nam, người ta sẽ phải đi qua Nam Đại môn (南大門, Nandaimon; 4), một công trình mới được phục dựng trong thời gian gần đây. Nếu đi từ hướng tây người ta sẽ đi qua cổng Torii bằng đá (1) vẫn còn nguyên vẹn và Cực Lạc môn (極樂門, Gorakumon; 2) – một công trình cũng mới được phục dựng trong thời gian gần đây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chùa_Tứ_Thiên_Vương http://www.businessweek.com/stories/2007-04-16/the... http://www.shitennoji.or.jp/ http://www.hani.co.kr/arti/english_edition/e_inter... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://allabout-japan.com/en/article/6822/ https://books.google.de/books?id=F04CRdCloqwC&pg=P... https://books.google.de/books?id=pQMhDgAAQBAJ&pg=P... https://icoico.jp/en/archives/12507 https://www.openstreetmap.org/browse/way/579077537 https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Shiten...